Sắp xếp :
Dòng Nội dung
1
Cải cách tư pháp ý nghĩa - mục đích và trọng tâm / TS. Đào Trí Úc // Nhà nước và pháp luật.số 2/2003. - H. : Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, T2/2003. - tr.3-5 .
Cải cách bộ máy Nhà nước nói riêng và toàn bộ phương thức hoạt động, tổ chức quyền lực nhà nước nói chung có nhiệm vụ là phát triển kinh tế, xã hội, phát huy dân chủ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Chính vì vậy, quá trình cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải bảo đảm tính nhất quán và đồng bộ. Thật vậy, trong bài viết này, tác giả cho chúng ta thấy rõ vị trí của cải cách tư pháp trong cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước ta; những bước đi và trọng tâm của cải cách tư pháp và cuối cùng tác giả cho rằng cải cách tư pháp phải bắt đầu từ cải cách tổ chức và hoạt động của tòa án và các thủ tục tố tụng khác, đây thực sự là một chủ trương đúng đắn của Đảng và rất được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Một số quan điểm cơ bản về sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 1992 / TS. Đào Trí úc // Nhà nước và pháp luật.9. - H., 2001. - tr. 6-9 .
Mặc dù hiện nay tồn tại quan điểm về nhu cầu và mức độ sửa đổi Hiến pháp 1992 - đó là sửa đổi cơ bản, toàn diện và chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều. Trên cơ sở phân tích vai trò của Hiến pháp, cũng như tính phù hợp của các quy định Hiến pháp 1992. Tác giả cho rằng việc sửa đổi Hiến pháp lần này chỉ nên tập trung vào một số điều. Trên cơ sở này, tác giả đã đi phân tích những căn cứ lý luận việc sửa đổi một số điều của Hiến pháp như: Điều 2 - vấn đề nhà nước pháp quyền; về nguyên tắc cơ bản - quyền tự do kinh doanh; tính chất thống nhất và sự phân cấp quyền lực nhà nước; tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, cơ quan xét xử... Trên cơ sở đó, tác giả khẳng định cần nghiên cứu một cách chu đáo, nghiêm túc để xây dựng được những quy định Hiến pháp thực sự là những đại lượng công ...
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
       1 of 1