Sắp xếp :
Dòng Nội dung
1
Đạo luật mới của Mỹ về chống khủng bố / V.Vlasikhin // Tư pháp Nga.số 1. - Mátxcơva : Nxb Khoa học pháp lý, 2002. - tr.59-61 .
Qúa trình xây dựng và thông qua Luật chống khủng bố ở Mỹ. Vai trò của Viện công tố, Bộ Tư pháp và Tổng thống trong việc đưa ra sáng kiến và soạn thảo luật. Khái niệm "khủng bố nội bộ" và "tội phạm liên bang liên quan đến khủng bố" được sử dụng trước đây trong pháp luật hình sự của Mỹ. Quy định về dấu hiệu,c ấu thành của "khủng bố quốc tế", của "khủng bố nội bộ" và các chế tài tương ứng. Danh mục các tội phạm có liên quan đến khủng bố. Mở rộng trong Luật khái niệm khủng bố. Sự hình thành nhóm quy phạm về "khủng bố tin học". Các loại, hình thức, nội dung các tội phạm khủng bố tin học. Chủ thể, khách thể, mặt khách quan, chủ quan và chế tài của Luật đối với một số loại tội có liên quan đến khủng bố: âm mưu giết người, bắt cóc người ở nước ngoài, hành vi khủng bố cùng với việc xâm phạm b ...
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Đấu tranh chống khủng bố giữa tự vệ và an ninh tập thể / TS. Mathias Ruffers // Tư pháp mới.số 6, T6/2002. - Munchen/Frankfurt.a.m : C.H. Beck, T6/2002. - tr. 247-252 .
Cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 và phản ứng quân sự đối với cuộc khủng bố đó là đề tài thời sự của các cuộc thảo luận về công pháp quốc tế. Những cuộc thảo luận tập trung vào nội dung, mức độ và giới hạn của quyền tự vệ. Cùng với xu hướng thay đổi từ chỗ pháp luật quốc tế là pháp luật để điều phối sang pháp luật quốc tế với tư cách là cơ sở của cộng đồng quốc tế, người ta có cơ sở để nhìn nhận, đánh giá sự can thiệp vào Afganistan là một biện pháp trong khuôn khổ an ninh tập thể của hệ thống UNO. Nội dung bài viết gồm các phần: I/ Dẫn đề. II/ Chống khủng bố là biện pháp tự vệ. II/ Chống khủng bố trong khuôn khổ an ninh tập thể. IV/ Triển vọng.
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Hoàn thiện pháp luật về chống khủng bố theo những chuẩn mực quốc tế chung / Lê Thái Sơn // Nghiên cứu lập pháp.23 (255) tháng 12/2013. - H., 2013. - 27-29; 56 .
Bài viết nêu ra một số điểm khác nhau giữa pháp luật về chống khủng bố quốc tế và Việt Nam như: dấu hiệu của tội phạm; đối tượng xâm hại của tội phạm; vai trò của đồng phạm; mối liên hệ của tội phạm. Từ đó, đưa ra một số góp ý nhằm hoàn thiện pháp luật về chống khủng bố của Việt Nam.
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

4
Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế / - H. : NXB Khoa học xã hội, 2003. - 317. ; 20,5 cm.
Nội dung cuốn sách sưu tập chuyên đề chống khủng bố và an ninh quốc tế để gợi ý cho các nhà nghiên cứu và quản lý trong lĩnh vực an ninh đối nội và đối ngoại cũng như trong lĩnh vực hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Đầu mục: 3 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Khủng bố và chống khủng bố, tập 2., Cuộc chiến tranh mới#:Sách tham khảo - H. : Nxb Lao động, 2001. - 332 tr. ; 21 cm.
Tập 2 của tài liệu tập trung vào một cuộc chiến tranh đầu tiên của thế kỷ XXI dưới danh nghĩa "chống khủng bố", theo 3 loại thông tin: sự kiện trực tiếp, tư liệu liên quan và bình luận. Sách gồm 5 phần: Phần 1/ Đêm trước chiến tranh. Phần 2/ Trên chiến địa bí hiểm. Phần 3/ Những nước cờ ngoại giao - chính trị. Phần 4/ Từ những lăng kính khác biệt. Phần 5/ Phụ lục: đạo hồi.
Đầu mục: 3 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
       1  2 of 2