Sắp xếp :
Dòng Nội dung
1
áp dụng khoản 2 - điều 92 - Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 / Trần Thúy Mùi // Tòa án nhân dân.số 1. - H. : TAND tối cao, 2002. - tr.15 .
Khoản 2 - điều 92 - Luật hôn nhân gia đình có quy định: Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, nế không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi, căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con đủ 9 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọn của con. Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác. Qua thực tiễn áp dụng, tác giả thấy, nguyên tắc này còn có một số vướng mắc. Trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau về việc áp dụng nguyên tắc này, tác giả cho rằng: cần phải có sự giải thích, hướng dẫn cụ thể để đảm bảo cho việc hiểu và áp dụng thống nhất nguyên tắc này.
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Bàn về chế định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 / Phạm Xuân Linh // Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.số 9/2006. - H.;, 2006. - tr.46-50 .
Chế định nghĩa vụ cấp dưỡng trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm đáp ứng nhữngnhu cầu cấp thiết cho những người được cấp dưỡng, nếu những người được cấp dưỡng, vì những nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan mà không được cấp dưỡng hoặc được cấp dưỡng không đúng, không đầy đủ cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của những người được cấp dưỡng. Với những ý nghĩa to lớn đó, trong bài viết này, tác giả xin nêu một số suy nghĩ về chế định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con và thực tiễn cần phải có những quy định để giải quyết vấn đề này sao cho hợp lý
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Bàn về khoản 2,3 Điều 20 Nghị định só 68/2002/NĐ-CP ngày 10-7-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài / Thái Công Khanh // Toà án nhân dân.Số 4/2003. - H.,2003 . - tr. 1-2 .
Bài viết phân tích và chỉ ra những nhược điểm của khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP nói trên và cho rằng còn nhiều điều khó hiểu, mập mờ. Tác giả cho rằng phải huỷ bỏ khoản 2,3 Điều 20 Nghị định của Chính phủ nói trên. Việc công nhận bản án quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài sẽ đưa vào luật tố tụng dân sự hoặc sẽ được ban hành bằng một pháp lệnh của uỷ ban thương vụ Quốc hội, chứ không thể bằng một điều khoản trong Nghị định của Chính phủ.
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Bình luận khoa học luật hôn nhân và gia đình Việt Nam / Tập 2, Các quan hệ tài sản giữa vợ và chồngNguyễn Ngọc Điện - TP. Hồ Chí Minh : NXB Trẻ, 2004. - 362 tr. ; 20,5 cm.
Nội dung chính của tập 2 cuốn sách này gồm 3 phần: Phần một- Thành phần của các khối tài sản (có, nợ), thay đổi thành phần thực tế của các khối tài sản; Phần hai- Quản lý các khối tài sản: chung và riêng; Phần ba- Chấm dứt quan hệ tài sản: Do vợ hoặc chồng chết, do ly hôn hoặc huỷ hôn trái pháp luật.
Đầu mục: 3 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Bình luận khoa học Luật hôn nhân và gia đình Việt nam / Nguyễn Ngọc Điện - TP.HCM : Nxb TP. HCM, 2002. - 465 tr. ; 20,5 cm.
Nội dung cuốn sách gồm có 4 phần trình bày các vấn đề như: thiết lập các mối liên hệ gia đình; quan hệ chung sống như vợ chồng; thiết lập mối liên hệ giữa cha mẹ và con; chấm dứt các mối liên hệ gia đình; nghĩa vụ cấp dưỡng. Tác giả đã sử dụng hình thức bình luận khoa học để làm sáng tỏ vấn đề trên, bằng những ví dụ cụ thể, sinh động, gần gũi với cuộc sống của mỗi người dân, mỗi gia đình nhằm giúp cho bạn đọc dễ dàng nắm bắt, vận dụng trong thực tế cuộc sống.
Đầu mục: 4 (Lượt lưu thông:2) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

       1  2  3  4  5  6  7  8 of 8