Sắp xếp :
Dòng Nội dung
1
Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Trung Quốc: tiếp cận từ góc nhìn lịch sử và so sánh / Đỗ Giang Nam // Nghiên cứu lập pháp.Số 13/2024. - H., 2024. - tr.44-53 .
Ngày 28/5/2020, sau nửa thế kỷ nỗ lực tiến hành hiện đại hóa và pháp điển hóa hệ thống pháp luật dân sự, Trung Quốc đã lần đầu tiên ban hành Bộ luật Dân sự. Trên cơ sở kế thừa quy định của Luật Hợp đồng năm 1999, Quyển III của Bộ luật Dân sự năm 2020 về hợp đồng đã pháp điển hóa những phát triển trong thực tiễn xét xử của Tòa án Trung Quốc, đồng thời tiếp thu tinh hoa luật so sánh để bổ sung, hoàn thiện thêm nhiều quy định, đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội hiện đại. Trong bài viết này, tác giả phân tích về cấu trúc, nguyên tắc cơ bản; bình luận về tính phổ quát, nét đặc sắc của chế định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Trung Quốc; từ đó, đưa ra một số gợi mở mà Việt Nam có thể tham khảo.


2
Từ giác độ của Hiến pháp và Luật dân sự bàn luận về khung và quan niệm cơ bản của các chế định trong Bộ luật dân sự Trung Quốc / Vạn Nhất // Tạp chí Luật học Trung Quốc.số 1/2006. - Bắc Kinh. : Nxb Tạp chí Luật học Trung Quốc, 2006. - tr. 117-127 .
Cơ sở lý luận của xã hội thị dân và nền chính trị quốc gia đã phân thành công pháp và tư pháp, cũng là căn cứ chủ yếu để xử lý của mối quan hệ giữa hiến pháp và luật dân sự. Thực chất việc phân thành công pháp và tư pháp là vì một nhà nước không thể bao quát hết toàn bộ lĩnh vực của xã hội thị dân. Quan hệ giữa hiến pháp và luật dân sự không phải là quan hệ mẹ - con, luật dân sự không phải là việc thể chế hoá, cụ thể hoá các quy định của hiến pháp. Luật dân sự đương nhiên có nguyên tắc xác lập và hệ thống các quyền của riêng mình. Phân biệt giữa luật dân sự và hiến pháp là phân biệt chế độ pháp luật cơ bản của sự điều chỉnh lĩnh vực tư pháp hoặc lĩnh vực công pháp.
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
       1 of 1