Sắp xếp :
Dòng Nội dung
1
Bàn về chế định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 / Phạm Xuân Linh // Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.số 9/2006. - H.;, 2006. - tr.46-50 .
Chế định nghĩa vụ cấp dưỡng trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm đáp ứng nhữngnhu cầu cấp thiết cho những người được cấp dưỡng, nếu những người được cấp dưỡng, vì những nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan mà không được cấp dưỡng hoặc được cấp dưỡng không đúng, không đầy đủ cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của những người được cấp dưỡng. Với những ý nghĩa to lớn đó, trong bài viết này, tác giả xin nêu một số suy nghĩ về chế định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con và thực tiễn cần phải có những quy định để giải quyết vấn đề này sao cho hợp lý
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Hoạt động bán đấu giá tài sản thực tiễn và triển vọng / Đỗ Khắc Trung // Dân chủ và pháp luật.số chuyên đề tháng 10/2006. - H.;, 2006. - tr.2-6 .
Qua bảy năm thực hiện Nghị định số 86/CP, hoạt động bán đấu giá tài sản đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.Bên cạnh những kết quả đã đạt được, sau 7 năm thực hiện, Nghị định số 86/CP đã bộc lộ một số điểm bất cập và hạn chế, hoạt động bán đấu giá tài sản cũng đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân chủ yếu là do các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động bán đấu giá tài sản không những thiếu, mà nhiều quy định đã không còn phù hợp với thực tế khách quan của cuộc sống, hoặc quy định chưa cụ thể , rõ ràng, gây khó khăn cho việc bán đấu giá tài sản.Trước tình hình và những yêu cầu mới đó, việc ban hành Nghị định về bán đấu giá tài sản thay thế Nghị định số 86/CP là một fyêu cầu cấp bách
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Những vấn đề pháp lý về giao kết hợp đồng điện tử / Trần Văn Biên // Tòa án nhân dân.số 1/2007. - H.;, 2007. - tr.26-35 .
Hợp đồng điện tử cũng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ như các hình thức hợp đồng phổ biến mà chúng ta đang áp dụng, chỉ khác là chúng được xác lập thông qua các phương tiện điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu. Trong giao kết hợp đồng điện tử, việc trao đổi thông tin đa phần được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử .Do đó, quá trình này làm phát sinh nhiều vấn đề chưa từng gặp trong giao kết hợp đồng bằng phương thức truyền thống.Chính sự khác biệt này khiến hợp đồng điệntử có một số đặc điểm riêng biệt:Về chủ thể, về quy trình giao kết, về rủi ro khi giao kết hợp đồng điện tử, về luật điều chỉnh.Tác giả bài viết phân tích một số nội dung pháp lý cơ bản về giao kết hợp đồng điện tử ở Việt nam
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Về chế định "chuyển giao quyền yêu cầu" qua thực tiễn một vụ án dân sự / Phan Hải Hồ // Dân chủ và pháp luật.số 2/2007. - H.;, 2007. - tr.53-55 .
Chuyển giao quyền yêu cầu là một chế định của Bộ luật Dân sự.Quy định này nhằm giản tiện về quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự và thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đã nảy sinh nhiều vấn đề như:Cách hiểu không đồng nhất của người có thẩm quyền khi tiến hành tố tụng;nhận thức của các bên giao dịch dân sự về chuyển giao quyền yêu cầu còn hạn chế; chưa có các quy định mang tính cụ thể hóa định chế này tại các văn bản pháp luật có liên quan trong tiến trình tố tụng và thi hành án dân sự. Tác giả đã nêu lên một số vấn đề mang tính lý luận thông qua thực tiễn
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
       1 of 1