Sắp xếp :
Dòng Nội dung
1
Báo cáo về hoạt động của người được uỷ quyền của liên bang về bảo vệ dữ liệu trong năm 2001-2002 / Joachin Jacol // tư pháp mới.số7/2003. - Beclin : Nomos, 2003. - tr.354-356 .
Người được liên ban uỷ thác theo dõi về vấn đề bảo vệ dữ liệu đã có báo cáo trong 2 năm 2001-2002. Bài này in nguyên bài công bố trên báo. Nội dung gồm các phần sau: 1: Chống khủng bố và an ninh trong nước, sự cân đối giữa lợi ích an ninh và các quyền tự do của công dân; 2: Sự gia tăng mới của việc giám sát điện thoại; 3: Có được phân tích DNA hay không; 4: Hệ thống bảo vệ sức khẻo điện tử- người bệnh phải là chủ nhân của các dữ liệu của mình; 5: Công dân xác định nơi hiện diện - Rủi ro của việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật tiện ghi mới; 6: Công dân trên Internet - chỉ vì tiện lợi ; 7: Sử dụng các dữ liệu của khách hàng trên mạng và việc bảo vệ dữ liệu cá nhân
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Bảo vệ dữ liệu cá nhân bằng biện pháp tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay / Trần Phương Thảo // Luật học .Số 3/2024. - H., 2024. - tr.39-46 .
Trước tác động mạnh mẽ của kí nguyên số như hiện nay, nhu cầu bào vệ dữ liệu cử nhân là rất cấp thiết. Bai viết nghiên cứu về bảo vệ dữ liệu cá nhân bằng biện pháp tố tụng dân sự. Trên cơ sở xác định, đánh giá các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để bảo vệ dữ liệu cả nhân, bài viết đưa ra một số vấn đề như cần hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc, thẩm quyền của toà án, chứng cử là dữ liệu điện tử để việc bảo vệ dữ liệu cá nhân bằng biện pháp tố tụng dân sự đạt được hiệu quả cao hơn


3
Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm theo quy định chung về bảo vệ dữ liệu của Liên minh châu Âu (GDPR) và giá trị tham khảo cho Việt Nam / Đào Kim Anh // Nhà nước và pháp luật.Số 07/2024. - H., 2024. - tr.63-73 .
Bài viết phân tích quy định về dữ liệu cả nhân nhạy cảm theo Quy định chung của Liên minh châu Âu (GDPR) và so sánh với các quy định trong Nghị định số 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cả nhân của Việt Nam. Bài viết chỉ rằng, mặc dù Nghị định số 13/2023/NĐ-CP đã bước đầu ghi nhận sự cần thiết phải bảo vệ đặc biệt đối với dữ liệu cá nhân nhạy cảm nhưng các quy định hiện nay còn mang tính hình thức và thiếu hiệu quả, chưa có sự phân biệt rõ ràng về thu thập và xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm so với các dữ liệu cá nhân thông thường. Trên cơ sở phân tích các quy định của GDPR, bài viết đưa ra một số khuyến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân nhạy cảm, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân


4
Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số theo pháp luật hành chính / Trần Thị Thu Hà // Nghiên cứu lập pháp.Số 24/2024. - H., 2024. - tr.22-31 .
Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số là vấn đề đầy thách thức của đời sống hiện đại, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, liên ngành cũng như sự cộng đồng trách nhiệm giữa Nhà nước và xã hội. Bài viết tập trung phân tích nội dung bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số theo pháp luật hành chính Việt Nam, đánh giá thực trạng và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, góp phần phát huy vai trò của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực quan trọng này.


5
Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong pháp luật Trung Quốc - Kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Phúc Thiện // Nhà nước và pháp luật.Số 09/2024. - H., 2024. - tr.74-84 .
Bài viết tập trung nghiên cứu khái quát các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Trung Quốc trước và sau khi ban hành Bộ luật Dân sự (BLDS) Trung Quốc năm 2020, nghiên cứu sâu các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân (TTCN) theo Luật Bảo vệ thông tin cá nhân Trung Quốc năm 2021 (PIPL). Từ đó, nghiên cứu đối sánh các quy định tương ứng trong Nghị định số 13/2023/NĐ-CP ngày 17/4/2023 của Chính phủ Việt Nam về bảo vệ dữ liệu cá nhân (DLCN) (Nghị định 13/2023/NĐ-CP) và đưa ra một số kiến nghị.


       1  2 of 2