|
Sắp xếp :
|
Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Bảo đảm bình đẳng giới trong quản lý cán bộ, công chức / Hoàng Mai
// Tổ chức nahf nước.Số 8/2020.
- H., 2020.
- tr.58-65 .
Trong những năm qua, công tác bình đẳng giới đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm cả về nhận thức và hành động, từ chủ trương đến chính sách, pháp luật, tổ chức thi hành và đạt được kết quả quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khoảng trống, hạn chế nhất định trong việc thực hiện mục tiêu chính sách và thực thi chính sách, khung thể chế, chính sản về bình đẳng giới trong chế độ công vụ, công chức. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải có những giải pháp mang tính căn bản nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong quản lý cán bộ, công chức Việt Nam.
|
2
|
Chế độ quản lý cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính sự nghiệp / Phạm Thành Công
- H. : Lao động xã hội, 2009.
- 575tr. ; 28cm.
Quy định mới trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; về quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ công chức, về quy tắc ứng xử văn hoá công sở, bổ nhiệm, miễn nhiệm, tinh giảm biên chế, nghỉ hưu của cán bộ công chức; sử dụng tài sản nhà nước của cán bộ công chức; luật cán bộ công chức, luật bảo hiểm y tế
Đầu mục: 2
(Lượt lưu thông:0)
Tài liệu số:0
(Lượt truy cập:0)
|
3
|
Chuyển đổi số trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức / Nguyễn Thị Thu Vân
// Quản lý nhà nước.Số 5/2024.
- H., 2024.
- tr.36-41 .
Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (ban hành kèm theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ) đã xác định yêu cầu về đổi mới tư duy trong quản lý kinh tế, điều hành tổ chức, quản trị nhân lực... Cùng với phát triển nguồn nhân lực số là nền tảng quan trọng, góp phần bảo đảm tiến trình chuyển đổi số nhanh, hiệu quả và bền vững. Bài viết phân tích cơ sở khoa học về chuyển đổi số trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng cơ sở dữ liệu số về cán bộ, công chức, viên chức, từ đó, xác định các yêu cầu đặt ra đối với người làm công tác quản lý nhân sự để làm cơ sở phát triển năng lực cho đội ngũ này.
|
4
|
Công tác quản lý cán bộ, công chức ở địa phương hiện nay / Đặng Thị Mai Hương
// Quản lý nhà nước.Số 10/2024.
- H., 2024.
- tr.41-44 .
Cán bộ, công chức là trụ cột của nền hành chính quốc gia, do đó, làm tốt công tác quản lý, sử dụng cán bộ, công chức sẽ tạo được cho bộ máy nhà nước có nguồn nhân lực đủ đáp ứng yêu cầu quản lý và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bài viết nghiên cứu thực trạng công tác quản lý cán bộ, công chức ở địa phương hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý cán bộ, công chức ở địa phương thời gian tới.
|
5
|
Hoàn thiện pháp luật về phân cấp quản lý cán bộ, công chức / Nguyễn Thị Mai Anh
// Quản lý nhà nước.Số 11/2024.
- H., 2024.
- tr.39-43 .
Phân cấp quản lý về cán bộ, công chức là việc trung ương giao nhiệm vụ cho chính quyền địa phương trong phạm vi thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý bằng pháp luật. Tại Việt Nam, phân cấp quản lý về cán bộ, công chức thể hiện thông qua nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước gồm các nội dung quản lý cán bộ, công chức, như tuyển chọn, bố trí, luân chuyển, quy hoạch, đào tạo, khen thưởng và kỷ luật. Bài viết tập trung phân tích thực trạng pháp luật về phân cấp quản lý cán bộ, công chức để đánh giá những khoảng trống, thiếu hụt, bất hợp lý, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo đảm phát triển bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới.
|
1
2 of 2
|
|
|
|
|