Sắp xếp :
Dòng Nội dung
1
Cần sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc nhập hoặc tách vụ án / Nguyễn Văn Trượng // Dân chủ và pháp luật.Số 5(218)/T5-2010. - H;, 2010. - tr.38-43 .
Bài viết đề cập: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về việc nhập vụ án và thực tiễn áp dụng; Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc tách vụ án và thực tiễn áp dụng; Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật tố tụng hình sự về nhập hoặc tách vụ án
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Hoàn thiện nguyên tắc tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam theo tinh thần cải cách tư pháp / Lê Văn Cảm, Nguyễn Huy Phương // Kiểm sát.Số 13 (7/2011). - H.;, 2011. - tr.42-45 .
Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoàn thiện nguyên tắc tranh tụng trong pháp luật Tố tụng hình sự Việt nam theo tinh thần cải cách tư pháp: Mục tiêu cao cả nhất của bất kỳ một nhà nước pháp quyền đích thực nào đều là bảo vệ các quyền con người một cách vững chắc và hữu hiệu bằng pháp luật Tố tụng hình sự nói riêng và pháp luật nói chung…; Để cho việc pháp điển hoá luật Tố tụng hình sự Việt nam hiện hành đạt hiệu quả cao các nhà làm luật cần phải lựa chọn mô hình lý luận nào tối ưu hơn cả, tức là khi mà các kiến giải lập pháp của mô hình lý luận đó bảo đảm được đầy đủ 5 yêu cầu bắt buộc đối với một quy pháp luật được coi là khả thi; Cần tiếp tục nghiên cứu sâu và rộng hơn nữa để làm sáng tỏ về mặt lý luận, đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn thiện sao cho luật Tố tụng hình sự Việt nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền sau khi pháp điển hoá lần thứ ba sẽ vừa một mặt, góp phần nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ các quyền con người và mặt khác, là công cụ tích cực hỗ trợ cho cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm của đất nước
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Hỏi - đáp Pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành / Đỗ Đức Hồng Hà - H. : Tư pháp, 2014. - 437 tr. ; 21 cm..
Nội dung sách được biên soạn trên cơ sở các văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự đang có hiệu lực, từ Luật đến văn bản dưới luật, tương ứng với từng điều khoản của Bộ luật Tố tụng hình sự. Cuốn sách này không chỉ có ý nghĩa lý luận, ý nghĩa lịch sử mà còn có ý nghĩa thực tế sâu sắc và bổ ích.
Đầu mục: 3 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

4
Khái niệm chứng cứ trong pháp luật Tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới và hướng hoàn thiện khái niệm chứng cứ trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam / Ngô Văn Vịnh // Nhà nước và pháp luật.10/2013. - H., 2013. - 74-77 .
Trong pháp luật Tố tụng hình sự (TTHS) Việt Nam, chứng cứ là một trong những chế định đặc biệt quan trọng. Bởi vì, chứng cứ chính là phương tiện chứng minh duy nhất theo quy định của pháp luật. Bất kỳ quyết định tố tụng nào của cơ quan có thẩm quyền đều phải dựa trên cơ sở của các chứng cứ. Chế định chứng cứ đề cập đến nhiều vấn đề như khái niệm chứng cứ, nguồn chứng cứ, thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ,… Trong đó khái niệm chứng cứ là nền tảng. Việc làm rõ khái niệm chứng cứ có ý nghĩa rất lớn trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên khái niệm chứng trong pháp luật Tố tụng hình sự hiện hành chưa được đầy đủ và chuẩn xác về nội hàm. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập tới khái niệm chứng cứ trong pháp luật Tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới, đồng thời tác giả kiến nghị sửa đổi khái niệm chứng cứ trong Bộ luật TTHS năm 2003.
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

5
Một số sự việc cụ thể không thuộc điều chỉnh của nguyên tắc trong quy chế tái thẩm hình sự / Trương Dị // Tạp chí Tư pháp Trung Quốc.số 9/2006. - Bắc Kinh. : Nxb Pháp luật, 2006. - tr. 25-30 .
Trong lĩnh vực pháp luật hình sự của Trung Quốc, vấn đề quan hệ của nguyên tắc xử lý không tái thẩm đối với một số laọi tội phạm được nhiều học giả quan tâm và cho rằng đó là một vấn đề rất khó xử lý. Năm 1998, Trung Quốc đã ký công ước quốc tế về vấn đề quyền lợi của công dân và quyền lợi chính trị, sau khi phê chuẩn công ước trên, Trung Quốc phải thực hiện theo quy định của công ước trong đó có đề cập vấn đề quan hệ của nguyên tắc xử lý không tái thẩm. Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình thực hiện có nhiều vấn đề xung đột tồn tại so với pháp luật trong nước. Trên cơ sở phân tích những vấn đề còn tồn tại, tác giả đã đề xuất phương hướng sửa đổi, hoàn thiện pháp luật trong vấn đề này.
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
       1  2  3 of 3