Sắp xếp :
Dòng Nội dung
1
Ảnh hưởng của hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới đối với chế độ quyền sở hữu trí tuệ / Mục Trí Quốc, Trần Xuân Hòa // Tạp chí Nghiên cứu so sánh Luật học.Số 4/2006. - Bắc Kinh. : Nxb Đại học Chính pháp Trung Quốc, 2006. - tr. 108-115 .
Hiện nay, trên thế giới tồn tại 2 hệ thống pháp luật lớn, đó là hệ thống pháp luật đại lục (Châu Âu lục địa, hay còn gọi là hệ thống pháp luật dân sự la mã mà điển hình là Pháp - Đức) và hệ thống pháp luật phổ thông (còn gọi là hệ thống án lệ, điển hình là Anh - Mĩ). Truyền thống và sự phát triển của 2 hệ thống pháp luật này không giống nhau nên đối với các quy định về quyền sở hữu trí tuệ cũng không giống nhau. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng, sự ra đời và phát triển của 2 hệ thống pháp luật này đối với các quy định về quyền sở hữu trí tuệ.
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Bàn về nguyên tắc bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ / Đàm Vĩnh Đào // Tạp chí Tư pháp Trung quốc.số 3/2003. - Bắc kinh. : NxbTạp chí Tư pháp Trung quốc, 1/3/2003. - tr.42-43 .
Để thiết lập 1 hệ thống bảo vệ pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với quy tắc của WTO, gần 2 năm qua Trung Quốc đã sửa đổi Luật bản quyền sáng chế, luật nhãn hiệu hàng hoá, luật quyền tác giả trước đây, đặc biệt là tăng cường xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, và nguyên tắc bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng đã trở thành 1 vấn đề cần phải nghiên cứu. Nội dung bài viết bao gồm:Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; phân tích pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi...
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Báo cáo chuyên đề 301 và chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chính phủ Hao Kỳ / Kiều Thị Thanh // Luật học.Số 12/2010. - H.; : Đại học Luật Hà Nội;, 2010. - tr.44-50 .
Bài viết bàn về nội dung chính Điều 301 đạo luật thương mại năm 1974, Điều 1303 đạo luật cạnh tranh và thương mại thống nhất 1988 hay Điều 2411 chuẩn Luật Hoa Kỳ số 19 về thuế hải quan
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Bảo hộ chương trình máy tính như đối tượng độc lập của quyền sở hữu trí tuệ / Trần Văn Hải // Nhà nước và pháp luật.số tháng 11(295)/2012. - H.;, 2012. - tr.33-41 .
Bài viết trình bày về vấn đề bảo hộ chương trình máy tính như đối tượng độc lập của quyền sở hữu trí tuệ, theo khoản 1 điều 22 Luật sở hữu trí tuệ và khoản 2 điều 59 luật sở hữu trí tuệ quy định loại trừ cấp bằng độc quyền sáng chế cho chương trình máy tính. Phân tích một số quan điểm về bảo hộ chương trình máy tính, một số bất cập của việc bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính, từ đó đưa ra một số giải pháp cho việc bảo hộ chương trình máy tính
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng mới tạo ra từ cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam / Nguyễn Phương Thảo // Khoa học pháp lý Việt Nam.Số 5/2023. - H., 2023. - tr.35-49 .
Sự phát triển khoa học - công nghệ song hành cùng yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm sáng tạo mới. Cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với những đối tượng mới đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật nhằm tạo ra hành lang pháp lý bảo hộ thích đáng đối với thành quả lao động sáng tạo của con người. Nội dung bài viết tập trung dảnh giá khả năng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với ba đối tượng: trí tuệ nhân tạo và sản phẩm tạo ra từ trí tuệ nhân tạo, NFT, công nghệ in 3D và sản phẩm liên quan đến công nghệ in 3D.


       1  2  3  4  5  6  7  8  9  10 of 14