|
Sắp xếp :
|
Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Các loại giao dịch phải công chứng trong Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) / Trần Văn Biên
// Nghiên cứu lập pháp.Số 18/2024.
- H., 2024.
- tr.3-8 .
Hoạt động công chứng với vai trò chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch đã góp phần bảo đảm sự an toàn trong các quan hệ pháp luật. Thông qua việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp, công chứng làm rõ về chủ thể tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ, chủ thể có quyền. Do đó, có thể nói, hợp đồng nói riêng, giao dịch nói chung được công chứng là cơ sở pháp lý để bảo đảm sự hợp tác ổn định lâu dài của các bên đối tác. Trong bài viết này, tác giả trình bày khái quát về hoạt động công chứng, phân tích thực trạng pháp luật và góp ý quy định về vấn đề các loại giao dịch phải công chứng trong Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).
|
2
|
Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) và những nội dung pháp lý cần tiếp tục nghiên cứu / Cao Vũ Minh
// Nghiên cứu lập pháp.Số 18/2024.
- H., 2024.
- tr.9 -19 .
Luật Công chứng năm 2014 là cơ sở pháp lý quan trọng cho các chủ thể tham gia xác lập, thay đổi, chấm dứt các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, Luật Công chứng năm 2014 vẫn còn một số hạn chế cần được tiếp tục hoàn thiện. Do đó, Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) đang trong quá trình xây dựng và ban hành được kỳ vọng sẽ khắc phục những vướng mắc của pháp luật hiện hành. Trong bài viết, tác giả phân tích, góp ý đối với một số quy định trong Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) nhằm góp phần hoàn thiện và tạo sự thống nhất với các quy định pháp luật chuyên ngành khác có liên quan.
|
3
|
Góp ý hoàn thiện một số nội dung trong Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) / Nguyễn Nhật Khanh; Trương Thị Tú Mỹ
// Nghiên cứu lập pháp.Số 18/2024.
- H., 2024.
- tr.20-26 .
Sau 10 năm thi hành, Luật Công chứng năm 2014 đã bộc lộ một số hạn chế. Việc sửa đổi Luật Công chứng là cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới của hoạt động công chứng theo chủ trương xã hội hóa, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng và tính bền vững của hoạt động công chứng. Trong bài viết này, các tác giả phân tích một số vấn đề pháp lý trong Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và góp phần tạo sự thống nhất với các quy định pháp luật chuyên ngành quan trọng khác.
|
4
|
Hoàn thiện Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) nhằm bảo đảm sự thống nhất với Bộ luật Dân sự / Nguyễn Văn Hợi
// Nghiên cứu lập pháp.Số 09/2024.
- H., 2024.
- tr.13-18 .
Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) ghi nhận nhiều điểm khác biệt so với Luật Công chứng năm 2014. Tuy nhiên, trong những điểm sửa đổi và những điểm mà Dự thảo Luật Công chứng kế thừa của Luật Công chứng năm 2014 vẫn còn một số vấn đề chưa thực sự phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật khác, đặc biệt là Bộ luật Dân sự năm 2015. Trong bài viết này, tác giả tập trung chỉ ra những điểm còn chưa phù hợp của Dự thảo Luật này và đưa ra kiến nghị sửa đổi nhằm bảo đảm sự thống nhất với Bộ luật Dân sự năm 2015.
|
1 of 1
|
|
|
|
|