|
Sắp xếp :
|
Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Bảo đảm an ninh con người trong tiến trình đẩy mạnh phát triển toàn diện đất nước / Nguyễn Văn Thành; Lục Anh Tuấn
// Quản lý nhà nước.Số 6/2024.
- H., 2024.
- tr.18-23 .
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng của nước ta hiện nay đang đặt ra yêu cầu cần có nhận thức mới về an ninh quốc gia. Theo đó, vấn đề an ninh quốc gia cần được hiểu một cách toàn diện hơn, như: an ninh mạng, khủng bố, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, an ninh con người, an ninh môi trường... Trên cơ sở phân tích thực tiễn bảo đảm an ninh con người tại Việt Nam, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm triển khai thiết thực hơn nữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh con người trong tình hình mới.
|
2
|
Bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia - yêu cầu cấp thiết hiện nay / Phùng Thế Hiệp
// Quản lý nhà nước.Số 8/2023.
- H., 2023.
- tr.55-58 .
Bảo đảm an ninh năng lượng là một trong những vấn đề được ưu tiên trong chính sách của mỗi quốc gia. Việt Nam hiện đã là nền kinh tế lớn thứ 40 của thế giới với quy mô dân số gần 100 triệu người, là một nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với việc phát triển mạnh mẽ các ngành nghề sản xuất trong nước. Năng lượng cần cung cấp cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hiện thực mục tiêu “trở thành công xưởng của thế giới” là vô cùng lớn. Do đó, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trong dài hạn là vấn đề then chốt cho sự phát triển của đất nước và cần phải được chú trọng.
|
3
|
Tổ chức mô hình chính quyền đô thị ở thành phố Hà Nội và một số vấn đề đặt ra trong bảo đảm an ninh, trật tự hiện nay / Nguyễn Ngọc Hiếu
// Quản lý nhà nước.Số 3/2024.
- H., 2024.
- tr.103-107 .
Hà Nội chính thức triển khai thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại 12 quận và thị xã Sơn Tây từ ngày 01/7/2021. Đây là dấu mốc quan trọng, mở ra cơ hội phát triển, đồng thời cũng đặt ra cho Hà Nội nhiều khó khăn, thách thức về an ninh, trật tự. Quá trình triển khai mô hình chính quyền đô thị ở Hà Nội cần được thực hiện thận trọng từng bước, có lộ trình xác định, phương pháp thực hiện phải được nghiên cứu kỹ, toàn diện để xây dựng mô hình chính
quyền đô thị phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển của Thủ đô trong tình hình mới.
|
4
|
Trách nhiệm của chính quyền đô thị trong bảo đảm an ninh con người / Phạm Thị Ngọc Dung
// Quản lý nhà nước.Số 9/2024.
- H., 2024.
- tr.40-44 .
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đặt nhân tố con người, an ninh con người làm trung tâm của các hoạt động và bảo đảm an ninh con người là nền tảng cho sự ổn định chính trị - xã hội đưa đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc. Để thực hiện được mục tiêu, định hướng phát triển đã đặt ra, cân sự nỗ lực phấn đấu của các tổ chức, cá nhân thuộc hệ thống chính trị, trong đó có trách nhiệm của chính quyền các cấp nói chung và chính quyền ở các đô thị nói riêng. Bài viết tập trung phân tích thành tựu, nêu hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của chính quyền đô thị ở Việt Nam trong bảo đảm an ninh con người
|
1 of 1
|
|
|
|
|