|
Sắp xếp :
|
Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Pháp luật Nhật Bản về bảo đảm quyền của người cao tuổi trước tác động của già hoá dân số và một số gợi ý cho Việt Nam / Trương Hồ Hải; Nguyễn Phương Nhung
// Luật học .Số 8/2023.
- H., 2023.
- tr.122-134 .
Nhật Bản là một trong số các quốc gia có tốc độ già hoá dân số với tỉ lệ cao nhất so với các quốc gia khác trên thế giới. Tốc độ già hoá dân số dẫn tới tình trạng thiếu hụt lao động trẻ, thừa lao động cao tuổi cũng như suy yếu hệ thống an sinh xã hội. Trước tác động này, Nhật Bản buộc phải xây dựng một số đạo luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người cao tuổi, đồng thời sử dụng nguồn lao động là người cao tuổi. Trong khi đó, Việt Nam được dự báo sẽ chính thức bước vào thời kì dân số già từ năm 2026 và thời kì dân số già sẽ kéo dài trong 28 năm (giai đoạn 2026 - 2054), tương ứng với tỉ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 10,2% đến 19,9%. Bài viết này phân tích một số đạo luật bảo đảm quyền của người cao tuổi của Nhật Bản trước tác động của già hoá dân số, qua đó đưa ra một số gợi ý hoàn thiện pháp luật trước tác động của già hoá dân số ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai.
|
2
|
Quyền của người cao tuổi theo pháp luật hiện hành và hướng hoàn thiện / Ngô Thị Hường
// Luật học.Số 5/2023.
- H., 2023.
- tr.15-26 .
Trên cơ sở các văn kiện quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền của người cao tuổi, bài viết phân tích quyền của người cao tuổi theo sáu quyền cơ bản: Quyền được bảo đảm về sức khoẻ; quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử; quyền quyết định sống chung với các thành viên gia đình hay sống riêng; quyền được tham gia vào đời sống văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao; quyền liên quan đến việc làm; quyền được thoát nghèo và an sinh xã hội. Việt Nam đã có hệ thống pháp luật quy định quyền của người cao tuổi, trong đó có đạo luật chuyên biệt là Luật Người cao tuổi năm 2009. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi hành, Luật Người cao tuổi bộc lộ một số hạn chế. Để bảo vệ quyền của người cao tuổi tốt hơn, đáp ứng với bối cảnh già hóa dân số thì pháp luật Việt Nam về người cao tuổi cần tiếp tục được hoàn thiện. Bài viết đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền của người cao tuổi, trong đó trọng tâm là Luật Người cao tuổi.
|
1 of 1
|
|
|
|
|