Sắp xếp :
Dòng Nội dung
1
2
Những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế số / Trần Thị Thu Phương // Luật học.Số 6/2023. - H., 2023. - tr.92-108 .
Quyền lợi của người tiêu dùng đã được ghi nhận bởi pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế từ những năm 60 của thế kỉ trước và được duy trì, củng cố theo thời gian. Tuy nhiên, công nghệ số đã làm thay đổi thế giới, biến đổi nền kinh tế của thế giới thành nền kinh tế được vận hành chủ yếu trên cơ sở công nghệ số và dữ liệu số, mang lại nhiều cơ hội, lợi ích cho doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Những thay đổi này khiến cho khung khổ pháp lí nói chung và những quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng có sự lạc hậu nhất định, cần phải được cập nhật để về có thể bảo vệ tối đa quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh mới. Bài viết phân tích những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế số để thấy rõ hơn sự cần thiết phải thay đổi hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hiện nay.


3
Phát triển kinh tế số - Điểm mới trong dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng / Lê Quốc Lý; Lê Quốc // Lý luận chính trị.Số 7/2020. - H., 2020. - tr.7-12 .
Phát triển kinh tế số, một trong những khâu đột phá quan trọng để phát triển nền kinh tế Việt Nam trong tình hình mới, góp phần làm giảm bớt khoảng cách tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam so với các nền kinh tế trên thế giới. Đổi mới tư duy lý luận về kinh tế trong giai đoạn hiện nay chính là tập trung phát triển mạnh mẽ nền kinh tế số, đưa nền kinh tế Việt Nam thay đổi về chất và có bước nhảy vọt trong tiến trình phát triển mới. Dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh đến phát triển kinh tế số và có phương hướng phát triển mạnh mẽ nền kinh tế số trong giai đoạn 2021-2030 là một lựa chọn sáng suốt và đúng đắn, là sự vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn phát triển Việt Nam.


4
Phát triển kinh tế số ở Việt Nam / Nguyễn Văn Thạo; Nguyễn Mạnh Hùng - H. : CTQG Sự Thật, 2023. - 319tr. ; 24cm..
Nội dung của cuốn sách gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển kinh tế số. Chương II: Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế số của Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Chương III: Quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế số ở Việt Nam đến năm 2025.
Đầu mục: 1
5
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với kinh tế số tại Việt Nam / Luyện Thị Hồng Hạnh // Quản lý nhà nước.Số 5/2021. - H. . - tr.62-66 .
Những năm qua, phương thức lãnh đạo của Đảng, hoạt động của Nhà nước từng bước đổi mới phù hợp hơn với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong thời gian tới, với sự bùng nổ của công nghệ số và cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc phát triển kinh tế thị trường tại Việt Nam cần đảm bảo đồng bộ và gắn kết với xu thế kinh tế số. Bài viết khái quát các quan điểm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế số, trao đổi về thực trạng, khó khăn, thách thức và một số vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với kinh tế số tại Việt Nam.


       1  2 of 2