|
Sắp xếp :
|
Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Bàn về phát triển quy phạm đạo đức trong tiến trình xây dựng pháp luật về trí tuệ nhân tạo / Trần Việt Dũng
// Khoa học pháp lý Việt Nam.Số 09/2024 .
- H., 2024.
- tr.30-39 .
Trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence, Al) đang dần thâm nhập sâu rộng vào đời sống xã hội toàn cầu, với tiềm năng cách mạng hóa nhiều ngành công nghiệp như chăm sóc sức khỏe, tài chính, và giáo dục. Tuy nhiên, việc triển khai AI rộng rãi đặt ra các vấn đề đạo đức như xâm phạm quyền riêng tư, thiên lệch và thông tin giả mạo, đòi hỏi sự điều chỉnh pháp luật. Trong bối cảnh này, các quy tắc đạo đức đóng vai trò quan trọng, tạo nền tảng cho một khung pháp luật linh hoạt và đáng tin cậy về AI, có thể điều chỉnh kịp thời theo sự phát triển của công nghệ.
|
2
|
Bảo đảm quyền có việc làm trong điều kiện tác động của các mạng công nghiệp 4.0 Nguyễn Thị Loan Anh
// Quản lý nhà nước.7/2019.
- H., 2019.
- tr. 37-43 .
Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra cơ hội mới, song cũng đặt ra những thách thức to lớn với các quốc gia phát triển và các nước đang bước vào công nghiệp 4.0 như Việt Nam. Một trong những thách thức trước tiên và cơ bản đó là vấn đề về việc làm
Đầu mục: 0
(Lượt lưu thông:0)
Tài liệu số:0
(Lượt truy cập:0)
|
3
|
|
4
|
Chính sách thu hút nhân tài trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của Thành phố Hồ Chí Minh / Phạm Hồng Sơn
// Tổ chức nhà nước.Số 2/2023.
- H., 2023.
- tr.33-36 .
Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang phát triển vượt bậc, trở thành một trong những ngành công nghệ then chốt, góp phần thay đổi và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội. Bài viết đánh giá về chính sách thu hút nhân tài trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua, đồng thời đề xuất một số kiến nghị để tiếp tục triển khai thực hiện chính sách này có hiệu quả trong giai đoạn mới.
|
5
|
Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do trí tuệ nhân tạo gây ra / Lê Minh Hùng; Nguyễn Thiện Tâm
// Khoa học pháp lý Việt Nam.Số 8/2023.
- H., 2023.
- tr.11-26 .
Xã hội ngày càng phát triển, nhiều máy móc, thiết bị kỹ thuật cao, nhiều sản phẩm như robot, thiết bị công nghệ cao đã được chế tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI). Al có thể được tích hợp khả năng xử lý “thông minh”, vận hành chính xác, nhưng cũng không thể tránh khỏi những kiếm khuyết về kỹ thuật - công nghệ, và không thể loại trừ được hết nguy cơ gây thiệt hại cho người khác và xã hội vì AI là sản phẩm do con người tạo ra, điều khiển. Vấn đề đặt ra là, khi AI gảy thiệt hại, thì ai phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý. Dựa vào lý luận về năng lực chủ thể và trách nhiệm pháp lý, bài viết phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, có so sánh với pháp luật của châu Âu về xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, từ đó rút ra được những kinh nghiệm hữu ích áp dụng cho Việt Nam về chủ thể bồi thường thiệt hại do AI gây ra.
|
1
2
3
4
5
6
7
8 of 8
|
|
|
|
|