Sắp xếp :
Dòng Nội dung
1
^ảTanh luận về môn học tôn giáo đạo đức tại Bang Brandenburg và Beclin / Ludwig Renk // Tư pháp mới.8. - B. : Nomos, 2000. - tr. 393 - tr.398 .
Tòa án hiến pháp Liên bang đang giải quyết việc Bang Brandenburg quy định thực hiện giờ học tôn giáo tại các trường học do Nhà nước quản lý. Trong khi chưa có quyết định của tòa thì tại Beclin lại nổ ra một cuộc tranh luận về môn học tôn giáo. Tác giả bài viết này giải thích về căn cứ Hiến pháp của môn học tôn giáo và đi đến kết luận rằng Hiến pháp không quy định quyền được có môn học tôn giáo do Nhà nước thực hiện. Đồng thời tác giả đưa ra yêu cầu phải có sự nhận thức mới phù hợp với thực tế hiện tại về quyền tự do tín ngưỡng quy định trong Hiến pháp
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
55 năm bảo đảm và phát triển các quyền cơ bản của công dân / TS. Thanh Hà // Pháp lý.9. - H., 2000. - tr.9 - tr.11 .
Sau tuyên ngôn độc lập, các quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận và phát triển trong 4 bản Hiến pháp trong hệ thống pháp luật nước ta và được Nhà nước ta bảo đảm tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân ta thực hiện được quyền công dân của mình. Qua bài viết, tác giả trình bày đôi nét về sự ra đời và phát triển quyền cơ bản của công dân trong lịch sử cũng như sự ghi nhận và phát triển quyền cơ bản của công dân trong 4 bản Hiến pháp nước ta
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
70 năm lịch sử lập hiến về quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam / Nguyễn Linh Giang // Nhà nước và pháp luật.9 (329)/2015. - H., 2015. - 30-41 .
Bài viết đánh giá khái quát quá trình hình thành phát triển của các quy định về quyền con người, quyền công dân trong các bản Hiến pháp Việt Nam trong 70 năm qua. Việc đánh giá lại các quy định này cho chúng ta một cái nhìn tổng thể và toàn diện về nhận thức cũng như tư duy chính trị, pháp lý về vấn đề quyền con người ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những định hướng đúng đắn cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)

4
Bàn về hiệu lực của thỏa thuận không cạnh tranh từ nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân trong Hiến Pháp năm 2013 / Lê Đình Quang Phúc; Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý Việt Nam.Số 4/2023. - H., 2023. - tr.1-12 .
Thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động thường được người sử dụng lao động sử dụng như công cụ để bảo vệ bí mật kinh doanh của mình trước nguy cơ bị rò rỉ từ người lao động. Mặc dù thỏa thuận này giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sử dụng lao động, nó cũng hạn chế quyền làm việc của người lao động. Trong bài viết này, tác giả phân tích nguyên tắc hạn chế quyền công dân, quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 để làm rõ vấn đề hiệu lực của thỏa thuận không cạnh tranh trong quan hệ lao động tại Việt Nam.


5
Bảo đảm quyền con người ,quyền công dân theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. / Bùi Thị Huyền // Luật học.3/2017. - H., 2017. - 65-73TR .
Bài viết phân tích,đánh giá ý nghĩa của bảo đảm quyền con người ,quyền công dân qua các quy định về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Tố tụng dân sự và thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

       1  2  3  4  5  6  7  8  9  10 of 19