Sắp xếp :
Dòng Nội dung
1
Chế định những nguyên tắc của pháp luật tố tụng hình sự và mô hình lý luận của chế định này trong tương lai / Lê Cảm; Lê Thúy Hiền // Kiểm sát.Số 4/2023. - H., 2023. - tr.13-24 .
Qua việc nghiên cứu và phân tích khoa học thực trạng của quy phạm về những nguyên tắc cơ bản tại Chương II Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 với 20 điều, tác giả đưa ra định hướng tiếp tục hoàn thiện chế định này; đồng thời, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung, tách, nhập và biên soạn lại các điều này để xây dựng mới trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam tương lai mô hình lập pháp gồm 17 điều luật mới về những nguyên tắc của pháp luật tố tụng hình sự.


2
Chính sách hình sự trong xây dựng nhà nước pháp quyền: một số vấn đề học thuật cơ bản / Lê Cảm; Lê Thúy Hiền // Tòa án nhân dân.Số 15/2024. - H., 2024. - tr.1-11 .
Trên cơ sở làm sáng tỏ về mặt lý luận một số vấn đề học thuật cơ bản của chính sách hình sự trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tác giả đưa ra sự phân tích khoa học 05 vấn đề học thuật cơ bản cụ thể tương ứng với 05 tiểu mục sau đây: 1) Tính cấp thiết của việc nghiên cứu những vấn đề học thuật về chính sách hình sự hiện nay, 2) Nhận thức khoa học về chính sách hình sự, 3) Các chức năng và mục đích chủ yếu của chính sách hình sự; 4) Các hình thức thể hiện của chính sách hình sự dưới dạng các hoạt động cụ thể; và 5) Các hình thức thể hiện của chính sách hình sự dưới dạng một số quy phạm pháp lý về tư pháp hình sự.


3
Chính sách hình sự trong xây dựng Nhà nước pháp quyền: những cơ sở khoa học - thực tiễn của việc hoạch định hiện nay / Lê Cảm; Lê Thúy Hiền // Tòa án nhân dân.Số 23/2024. - H., 2024. - tr.11-24 .
Trên cơ sở xây dựng khái niệm và chỉ ra nội hàm của cơ sở khoa học - thực tiễn trong việc hoạch định chính sách hình sự, bài viết đề cập đến việc phân tích về mặt học thuật các luận điểm cơ bản tương ứng với từng cơ sở khoa học - thực tiễn trong số 08 cơ sở khoa học - thực tiễn của việc hoạch định chính sách hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả của thực tiễn lập pháp và áp dụng pháp luật về tư pháp hình sự, nhằm bảo vệ một cách vững chắc các quyền và tự do của con người và của công dân, các lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của xã hội, góp phần củng cố pháp chế, trật tự pháp luật, đồng thời, hỗ trợ tích cực cho công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.


       1 of 1