|
Sắp xếp :
|
Dòng
|
Nội dung
|
1
|
Chính trị học so sánh từ cách tiếp cận, hệ thống cấu trúc chức năng / Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (Viện Chính trị học)
- H. : Chính trị quốc gia, 2012.
- tr. ; cm..
Trong cuốn sách Chính trị học so sánh từ cách tiếp cận hệ thống cấu trúc - chức năng, các tác giả lựa chọn 9 nước thuộc các vùng địa lý khác nhau, có trình độ phát triển và cấu trúc quyền lực khác nhau để nghiên cứu trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, yếu của từng mô hình hệ thống chính trị mà các nước lựa chọn. Hệ thống nghị viện của Anh thường được coi là hình mẫu đầu tiên của các hệ thống chính trị nghị viện khác, với các luật cơ bản có tính hiến pháp mà không có một bản hiến pháp thành văn, thể hiện tính tối cao của Nghị viện và tính pháp trị. Ở Mỹ, dù xuất phát cùng một gốc văn hóa với Anh, nhưng mô hình chính trị của Mỹ là mô hình tổng thống và có nhiều khác biệt như: tổng thống là cá nhân nắm giữ quyền lực lớn nhất trong toàn bộ hệ thống chính trị hay sự phân chia triệt để giữa các nhánh quyền lực. Còn ở Pháp, nhà nước pháp quyền là trung tâm của hệ thống chính trị và tất cả các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị đều được điều chỉnh bởi hiến pháp và các đạo luật. Mô hình thể chế chính trị Đức là mô hình “dân chủ thủ tướng” bởi quyền hành pháp nằm trong tay thủ tướng, mặc dù vẫn có chế định tổng thống. Trong khi hệ thống chính trị Nhật Bản đương đại tuy chưa có bề dày như các nước tư bản phát triển Âu - Mỹ, nhưng vẫn được đánh giá là một hệ thống chính trị hiện đại, cơ bản thể hiện được tính dân chủ, tất cả các hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống đều tuân thủ nghiêm ngặt hiến pháp và pháp luật…
Đầu mục: 3
(Lượt lưu thông:0)
Tài liệu số:0
(Lượt truy cập:0)
|
1 of 1
|
|
|
|
|