Sắp xếp :
Dòng Nội dung
1
Chủ quyền biển đảo và biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc tiến tới vì hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác, phát triển / Quí Lâm - H. : Hồng Đức, 2018. - 419tr. ; 27cm..
Cuốn sách có bố cục 4 phần với những nội dung chính như sau: Phần 1: Luật Biển Việt Nam và phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Phần 2: Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Phần 3: Tìm hiểu lịch sử xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Phần 4: Công tác tuyên truyền kết quả phân giới cắm mốc biên giới đất liên Việt Nam - Trung Quốc.
Đầu mục: 3 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

2
Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và những quy định mới về biển, đảo / Quí Lâm - H. : Thế Giới, 2016. - 399tr. ; 27cm..
Cuốn sách này gồm bảy phần: Phần I: Những hình ảnh của Đoàn đại biểu 54 dân tộc Việt Nam đi thăm huyện đảo Trường Sa - tỉnh Khánh Hòa. Phần II: Căn cứ khoa học về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phần III: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Phần IV: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển, đảo của Tổ quốc. Phần V: Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Phần VI: Luật Biển Việt Nam. Phần VII: Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Đầu mục: 3 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

3
Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua tư liệu Việt Nam và nước ngoài / Trương Minh Dục - H. : Thông tin và truyền thông, 2014. - 343 tr. ; 24 cm..
Cuốn sách là tập hợp và hệ thống hóa nguồn thư tịch, tư liệu phong phú, cũ và mới, của Việt Nam và nước ngoài, đặc biệt những tư liệu mới sưu tầm ở các địa phương có liên quan đến việc Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã quản lý, bảo vệ và khai thác quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nội dung cuốn sách được thể hiện thành 4 chương: Chương 1: Vài nét về địa lý hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và sự tiếp cận của các tộc người Việt Nam trước thế kỷ XV Chương 2: Chủ quyền Việt Nam tại hai quàn đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua thư tịch, tư liệu Việt Nam từ thời Hậu Lê (thế kỷ XV) đến năm 1975 Chương 3: Tư liệu nước ngoài trực tiếp và gián tiếp khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa Chương 4: Đấu tranh để khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa từ sau khi thống nhất đất nước đến nay
Đầu mục: 3 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

4
Đánh giá khả năng sử dụng các thiết chế tài phán quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trên Biển Đông hiện nay / Đào Thị Thu Hường // Nhà nước và pháp luật.11/2013. - H., 2013. - 66-74 .
Bài viết phân tích vấn đề giải quyết tranh chấp quốc tế về Biển Đông; đồng thời bài viết đề cập đến cơ sở pháp lý trong luật pháp quốc tế áp dụng cho giải quyết các tranh chấp về biển và hải đảo: các điều ước quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, án lệ, pháp luật quốc gia....
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

5
Kết hợp phát triển kinh tế biển với bảo vệ chủ quyền biển, đảo - Giải pháp then chốt trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển / Trương Minh Dục // Lý luận chính trị.Số 1/2020. - H., 2020. - tr.59-66 .
Bài viết đánh giá những thành tựu và hạn chế của quá trình giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế biển với bảo đảm an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia qua thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp thiết thực trong tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.


       1  2 of 2