Sắp xếp :
Dòng Nội dung
1
Kinh nghiệm thi hành các hiệp định WTO tại một số nước / Nguyễn Khánh Ngọc // Nghiên cứu lập pháp.số 3/2005. - H., 2005. - tr. 62-71 .
Nội dung chính của bài viết tác giả đề cập tới một số vấn đề sau: Việt Nam đang tích cực đàm phán để có thể sớm gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong năm 2005. Tuy nhiên cho tới giờ còn có rất ít nỗ lực hướng vào việc "hậu gia nhập". Bài viết phân tích kinh nghiệm về điều ước quốc tế và cách tiếp cận đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước của hai nước có trình độ phát triển và hệ thống pháp luật khác nhau là Canađa và Hàn quốc. Qua đó, tác giả nhận xét và liên hệ với Việt nam
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Những nội dung cam kết quốc tế của Việt nam về các dịch vụ pháp lý / Nguyễn Khánh Ngọc // Tạp chí dân chủ và pháp luật.số 7/2007. - H.;, 2007. - tr.35-39 .
Tác giả bài viết đưa ra các cam kết của Việt nam liên quan tới dịch vụ pháp lý, trọng tài và hòa giải trên cơ sở phân tích các cam kết liên quan gia nhập WTO và liên hệ tới các cam kết quốc tế khác
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Tác động của hội nhập quốc tế đến hệ thống pháp luật Việt Nam / Lê Thành Long - H. : Chính trị quốc gia, 2015. - 440 tr. ; 24 cm..
Cuốn sách gồm 6 chương: Chương I: Tổng quan chung và quá trình hình thành, phát triển của hội nhập quốc tế Việt Nam; Chương II: Tác động của hội nhập quốc tế đến hệ thống pháp luật Việt Nam; Chương III: Tác động của hội nhập quốc tế trong một số lĩnh vực quan trọng của văn bản pháp luật; Chương IV: Tác động của hội nhập quốc tế đối với các thiết chế pháp luật và các cơ quan tư pháp; Chương V: Tác động của hội nhập quốc tế đến đào tạo pháp luật; Chương VI: Phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ hội nhập quốc tế.
Đầu mục: 3 (Lượt lưu thông:1) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

4
Vụ cá Ba sa nhìn từ góc độ pháp lý / Nguyễn Khánh Ngọc // Nghiên cứu lập pháp.số 3/2003. - H. : Văn phòng quốc hội, T3/2003. - tr.59-66 .
Tác giả bài tạp chí nêu một số phân tích tổng hợp từ góc độ pháp lý vụ kiện chống bán phá giá đối với cá BaSa và cá Tra của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Có thể nói vụ việc là bài học và kinh nghiệm cho Việt Nam trong quan hệ thương mại quốc tế từ phân tích nội dung vụ việc, tác giả đưa ra một số nhận xét sau: Pháp luật Hoa Kỳ về chống phá giá hết sức phức tạp về nội dung và quy trình tố tụng. Đây có thể coi là rào cản thương mại đối với Việt Nam. Các tranh chấp thương mại giống như vụ cá BaSa sẽ ngày càng tăng. Vai trò của các cơ quan nhà nước trong việc xử lý và giải quyết tranh chấp thương mại là rất lớn. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn thành công lâu dài trong kinh doanh tại thi Trường Hoa Kỳ, không thể không cân nhắc tới thể chế pháp luật Hoa Kỳ, sử dụng luật sư và coi đó như một chi phí sản xuất kinh doanh. Việt Nam cần có các biện pháp chuẩn bị đối với những vụ việc tương tự.
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
       1 of 1