Sắp xếp :
Dòng Nội dung
1
Bảo vệ quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật theo pháp luật sở hữu trí tuệ: Thực trạng và giải pháp Trần Nguyên Cường // Tạp chí thanh tra.11/2018. - H., 2018. - tr. 36-39 .
Bài viết phân tích về bảo vệ quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật theo pháp luật sở hữu trí tuệ, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

2
Bình luận về quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam / ThS. Nguyễn Thị Nguyệt // Dân chủ và Pháp luật.Số 12/2021. - H. . - tr.57-64 .
Với tính chất đặc biệt của chỉ dẫn địa lý, quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thường được trao đổi cho các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích các quy định của pháp luật về quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tập trung vào hai vấn đề chính: Chủ thể có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, điều kiện và thủ tục để được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý


3
Hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế Quốc tế và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. / Nguyễn Bích Thảo // Nghiên cứu lập pháp.3(2/2017). - H., 2017. - 45-55TR .
Nội dung bài viết trình bày: Hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nm trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới không chỉ dựa trên cơ sở rà soát,đối chiếu các quy định cụ thể mà còn phải xuất phát từ thực trạng pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và xu hướng phát triển của pháp luật sở hữu trí tuệ các nước trên thế giới trên các phương tiện:Xác lập quyền sở hưuc trí tuệ,khai thác quyền sơ hữu trí tuệ,bảo vêg quyền sở hữu rí tuệ.
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

4
Hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ trong lộ trình Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO / TS. Đặng Vũ Huân // Dân chủ và pháp luật.số 12, T12/2003. - H., 2003. - tr. 7-11 .
Bài tạp chí đề cập đến vấn đề hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm đáp ứng yêu cầu của lộ trình hội nhập WTO. Tác giả cho rằng, yêu cầu đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật kinh tế Việt nam cần tập trung triển khai nhiều lĩnh vực nhằm đảm bảo thực hiện: chế độ tối huệ quốc; đối xử quốc gia; mở cửa thị trường nội địa; xóa bỏ các rào cản phi thuế quan; thực hiện tự do hóa thương mại; minh bạch hóa pháp luật và chính sách; kiểm soát độc quyền và cạnh tranh lành mạnh. Theo tác giả, đây là những vấn đề rộng lớn, nhạy cảm, phong phú và đa dạng. Nội dung phân tích bao gồm các vấn đề sau: 1/ Yêu cầu hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, tiến tới gia nhập WTO. 2/ Những nỗ lực của Việt nam trong việc hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế. 3/ Một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt nam
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Nhập khẩu song song dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ,hợp đồng và cạnh tranh : Sách chuyên khảo / Nguyễn Thanh Tú - Hà Nội : Chính trị quốc gia, 2014. - 356 tr. ; 21 cm..
Trên cơ sở phân tích pháp luật quốc tế,pháp luật Hoa Kỳ,Liên minh châu Âu,Trung Quốc và một số nước ASEAN cũng như pháp luật Việt Nam,cuốn sách góp phần giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan đến nhập khẩu song song từ góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ,hợp đồng và cạnh tranh.Qua đó,cuốn sách đưa ra các khuyến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
Đầu mục: 1 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)

       1  2 of 2