Sắp xếp :
Dòng Nội dung
1
Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam / Lê Thị Nam Giang, Đoàn Công Yên // Nghiên cứu lập pháp.số 11/2006. - H., 2006. - tr. 49-54 .
Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia - trên cơ sở quy định của pháp luật - ra quyết định cưỡng chế, buộc người nắm độc quyền phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho Chính phủ hoặc cá nhân, tổ chức khác sử dụng thông qua hợp đồng bằng văn bản, với những điều kiện cơ bản đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền, với mục đích ngăn chặn sự lạm dụng độc quyền được xác lập bởi Bằng độc quyền sáng chế hoặc vì mục đích cộng đồng, phi thương mại. Hiện nay, trong quá trình bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, một trong những vấn đề mà Việt Nam và các nước đang phát triển đặc biệt quan tâm là vấn đề bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã dành riêng một mục để định chế vấn đề quan trọng này.
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Bổ sung luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về bí mật kinh doanh trong mối tương quan với quy định của điều ước quốc tế và pháp luật các nước / Nguyễn Thái Mai // Luật học.số 07/2012. - H.;, 2012. - tr.38-42 .
Phân tích một số nội dung về bí mật kinh doanh mà Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cần bổ sung trong tương quan với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Cụ thể là Hiệp định TRIPS, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ) và pháp luật của một số quốc gia trên thế giới (tiêu biểu là pháp luật của Hòa Kỳ, Liên bang Nga và Nhật Bản).
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Các hạn chế đối với người mua theo hợp đồng trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ, hợp đôngf và cạnh tranh / Nguyễn Thanh Tú // Nhà nước và pháp luật.Số 3(275)/2011. - H.;, 2011. - tr.20-33 .
Bài viết phân tích tính hợp pháp của các hạn chế áp đặt đối với người mua sản phẩm chứa đựng quyền sở hữu trí tuệ (nhất là sáng chế) dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ và cạnh tranh và hoặc góc độ pháp luật hợp đồng và cạnh tranh ở Mỹ trên cơ sở phán quyết Quanta và một số phán quyết liên quan. Từ đó, bài viết đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam khi cơ quan có thẩm quyền (và các doanh nghiệp) xử lý mối quan hệ giữa pháp luật sở hữu trí tuệ hợp đồng và cạnh tranh đối với các hạn chế như vậy
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
4
Các văn bản pháp quy : Legal Documets. Số 20 - H. : Nxb, 2007. - 100tr. ; 29cm.
Văn bản này gồm: Quy định việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại VN; Đề án phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc đến năm 2020; Hướng dẫn thi hành một số điều của luật sỡ hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;...
Đầu mục: 2 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
5
Cần sớm ban hành Luật sở hữu trí tuệ / TS. Phạm Đình Chướng // Hoạt động khoa học.số tháng 4/2005. - H., 2005. - tr. 19-21 .
Nội dung chính của bài viết tác giả đề cập đến vấn đề: Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ ở nước ta đã ứng dụng được "tính đầy đủ", hoạt động bảo hỗ đã từng bước phát triển. Tuy nhiên, hệ thống này còn cồng kềnh, hiệu quả thực thi còn thấp. Để khắc phục những bất cập đó, tạo động lực cho các hoạt động sáng tạo... đã đến lúc chúng ta phải hoàn thiện, nâng cấp pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện có theo hướng xây dựng và ban hành một chuyên ngành về sở hữu trí tuệ
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
       1  2  3  4  5  6 of 6