Sắp xếp :
Dòng Nội dung
1
Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy Nhà nước / PGS.TS.Nguyễn Đăng Dung - H. : Nxb giao thông vận tải, 2001. - 516 tr. ; 20,5 cm.
Cuốn sách tập hợp những bài viết của PGS.TS.Nguyễn Đăng Dung xung quanh vấn đề Hiến pháp và bộ máy Nhà nước. Những bài viết này đã được công bố rải rác trên các tạp chí và trong các hội nghị khoa học chuyên ngành trong những năm gần đây, cuốn sách là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cán bộ làm công tác thực tiễn, cán bộ nghiên cứu giảng dạy, sinh viên các trường đại học có thêm tài liệu hiểu biết sâu sắc hơn về việc cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn Đảng đối với Nhà nước. Thực hiện đồng thời các nhiệm vụ cải cách thể chế và hoạt động của Nhà nước, nghiên cứu đề nghị sửa đổi và bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992 nhằm phù hợp với tình hình mới của đất nước
Đầu mục: 9 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
2
Nhà nước pháp quyền một hình thức tổ chức Nhà nước / PGS.TS.Nguyễn Đăng Dung // Nghiên cứu lập pháp.6. - H., 2001. - tr.32 - tr.38 .
Nhà nước pháp quyền là học thuyết về việc tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Cho đến nay, Nhà nước pháp quyền đã trở thành một giá trị văn minh của nhân loại, mà mọi Nhà nước muốn trở thành dân chủ, văn minh đều phải hướng tới. ở nước ta thì Đảng và Nhà nước đã quan tâm và mong muốn xây dựng một Nhà nước pháp quyền XHCN, đây là một quan điểm đúng đắn. Trên cơ sở nghiên cứu về nội dung, đặc tính cũng như các hình thức của Nhà nước pháp quyền. Tác giả đã đưa ra quan điểm cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở VN, và khẳng định có xây dựng Nhà nước pháp quyền mới đảm bảo cho công cuộc đổi mới thành công. Nhưng khi xây dựng Nhà nước pháp quyền ở VN cần phải có những đặc tính sau: phải lấy pháp luật làm nên; phải có sự phân công, phân nhiệm rạch ròi; phải có sự phân công, phân nhiệm rạch ...
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
3
Sự phân biệt hay thống nhất giữa chấp hành hành pháp và hành chính nhà nước cao nhất trong Chính phủ CHXHCN Việt nam / PGS.TS.Nguyễn Đăng Dung // Nghiên cứu lập pháp.8. - H., 2001. - tr. 28-37 .
Trong việc sửa đổi, bổ sung một số điều về tổ chức bộ máy nhà nước của Hiến pháp 1992, thì về Chính phủ còn có nhiều ý kiến khác nhau. Đây cũng là lẽ tự nhiên, vì Chính phủ là trọng tâm của Bộ máy nhà nước kể cả Nhà nước XHCN lẫn TBCN. Vậy Chính phủ Việt nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành pháp hay hành chính cao nhất? Điều này cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, từ những lập luận, phân tích để trả lời câu hỏi đặt ra, tác giả đã đi đến kết luận Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, trong đó khái niệm "Hành chính" và "hành pháp" được hiểu đồng nhất như nhau
Đầu mục: 0 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:0 (Lượt truy cập:0)
       1 of 1