Nhà triết học của Pháp Jean-Jacques Rousseau, người viết cuốn sách trứ danh cho trào lưu Khai sáng, cuốn “Khế ước xã hội” đã thật hóm hỉnh khi nói về giá trị lớn lao của sách “Tôi ghét sách, chúng chỉ dậy ta những điều mà ta không biết”. Còn Mahattma Ghandi, người dẫn khởi cho nền độc lập Ấn Độ nói về ý nghĩa bảo tồn văn hóa qua việc đọc sách như sau “Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần người ta ngừng đọc mà thôi”. Mark Twain, nhà văn khôi hài bậc nhất của Mỹ thậm chí còn so sánh “Một người không đọc sách chẳng hơn gì kẻ không biết đọc”. Vâng, chúng ta chỉ cần điểm qua một vài câu danh ngôn là có thể có một cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa đọc sách. Khi nói đến sách, chúng ta thường nghĩ đến Thư viện, thiết chế văn hoá có chức năng thu thập, lưu giữ, xử lý, tổ chức, bảo quản tài liệu để bảo tồn và phổ biến vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, thông tin và hưởng thụ văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, xã hội. Với vai trò như vậy, Thư viện được đánh gia là thiết chế quan trọng để mỗi tổ chức, mỗi cộng đồng duy trì sự phát triển liên tục của nền văn hóa, đồng thời phổ biến những tri thức để mỗi cá nhân trong cộng đồng có thể bồi đắp, hình thành một lối sống nhân văn, tốt đẹp, có ích cho xã hội. Được thành lập từ ngày 28/8/1945, Bộ Tư pháp đã trải qua nhiều chặng đường phát triển. Trong Thư gửi Hội nghị Tư pháp toàn quốc tháng 2-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: Các bạn là các bậc trí thức…Trí thức là những người có tri thức, kiến thức và những tri thức, kiến thức đó được tích lũy một phần quan trọng là nhờ vào sách vở. Yêu cầu phát triển của đất nước hôm nay đang đặt ra cho Bộ, ngành Tư pháp nhiều thách thức và cũng nhiều cơ hội. Trọng trách của mỗi cán bộ tư pháp trước Đảng, trước Nhà nước, trước Nhân dân ngày càng nặng nề, đòi hỏi mỗi người cán bộ phải không ngừng học hỏi, rèn luyện, trau dồi kiến thức, tìm kiếm và kế thừa kinh nghiệm của các thế hệ đi trước. Để đáp ứng được yêu cầu đó, mỗi cán bộ, công chức phải tự hình thành và bồi đắp tình yêu nghề, lòng tự trọng nghề nghiệp, tình yêu và lòng tự trọng đó sẽ là động lực bền vững để mỗi cán bộ, công chức không ngừng tự tích lũy kiến thức, tri thức để phục vụ công việc được tốt hơn. Mỗi cán bộ, công chức cũng cần nhận thức rằng đọc sách, tích lũy, làm giàu kiến thức là một phần không thể thiếu trong quá trình hoàn thiện lối sống nói chung và hoàn thiện kiến thức chuyên môn nói riêng. Có như vậy, đọc sách và sử dụng Thư viện mới trở thành một nhu cầu tự thân của mỗi cán bộ, công chức. Thư viện Bộ Tư pháp, đơn vị có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ mỗi cán bộ, công chức tự học, tự nghiên cứu để hoàn thiện chính bản thân mình, cũng cần tiếp tục đổi mới tư duy phát triển. Thư viện phải thoát khỏi tư duy truyền thống, tự bó buộc hoạt động của mình trong một kho sách với công tác phục vụ. Thư việc phải bước ra khỏi kho sách đó để thực hiện tốt vai trò là một “thiết chế văn hóa” của Bộ Tư pháp. Bên cạnh việc truyền bá, giới thiệu, phổ biến những kiến thực pháp lý trong nền văn minh nhân loại, đẩy mạnh tốc độ số hóa, nâng cao chất lượng phục vụ, Thư viện còn cần chủ động, tích cực, bền bỉ, kiên trì phát triển phong trào đọc sách trong đội ngũ công chức. Các hoạt động phát triển phong trào đọc sách phải phong phú và đa dạng, tạo sự cuốn hút, sôi nổi, quy tụ được người đọc từ ý nghĩa thiết thực và đích thực của giá trị tri thức. Để việc sử dụng Thư viện được hiệu quả và nề nếp, việc hướng dẫn sử dụng Thư viện phục vụ cho công tác chuyên môn của mỗi cán bộ, cô